Vải địa kỹ thuật có tác dụng gì? – Tìm hiểu tác dụng của vải địa kỹ thuật – Lợi ích của vải địa kỹ thuật
Tìm hiểu thêm : Sự khác nhau giữa vải địa kỹ thuật dệt và vải địa kỹ thuật không dệt
Vải địa kỹ thuật là gì?
Vải địa kỹ thuật là tấm vải được làm từ các loại sợi PP (Polypropylene) hoặc sợi PE (PolyEster), là một trong những loại vật tư cầu đường được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống như thủy lợi, môi trường, giao thông,… nhằm gia cố nền đường để phân cách, lọc, bảo vệ, gia cường cũng như giúp thoát nước.
Loại vải này được chia thành 3 nhóm phổ biến gồm vải địa kỹ thuật dệt, không dệt và nhóm kết hợp 2 loại trên bằng cách bó sợi chịu lực lên trên nền vải không dệt.
Tác dụng của vải địa kỹ thuật
Phân cách: Sử dụng vải kỹ thuật để ngăn cách sự pha trộn giữa đất yếu và nền đường, không cho đất yếu trộn lẫn với cốt liệu xây dựng để đảm bảo chất lượng của vật liệu xây dựng. Phân cách, ngăn ngừa sự hao tổn của đất đắp nhằm tiết kiệm chi phí.
Chức năng gia cường: vải địa kỹ thuật còn giúp gia cố, hỗ trợ độ bền cho nền móng, đường đi, nhất là tại các công trình có độ dày lớn như bê tông, đường nhựa. Những công trình này thường được sử dụng hàng ngày nên dễ bị xô lệch, trượt mái, do đó vải địa kỹ thuật đóng vai trò cung cấp lực chống xô, chống trượt theo chiều ngang, giúp cho những phần mái dốc ổn định hơn.
Chức năng tiêu thoát/lọc ngược: Vai trò này của vải địa kỹ thuật thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp ngăn chặn xói mòn, tiêu thoát nước và lọc ngược. Trên bề mặt mỗi tấm vải đều có những lỗ nhỏ li ti với bề rộng đủ lớn để các phân tử nước đi qua nhưng cũng đủ bé để sỏi, đá nhỏ được giữ lại. Điều này giúp cho áp lực nước lỗ rỗng được giải tỏa, tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng đất.
So sánh vải địa kỹ thuật dệt và không dệt
Vải địa kỹ thuật không dệt và vải địa kỹ thuật dệt đều có thành phần hóa học, nguyên liệu làm từ sợi PP hoặc PE nguyên sinh. Cả hai loại này đều là vật liệu kỹ thuật và được sử dụng trong lĩnh vực xử lý nền đất yếu, cầu đường với tính năng gia cường, phân cách nền đất yếu, kháng UV – tia cực tím, cũng như tính thân thiện, bền với môi trường.
Vải địa kỹ thuật dệt: được dệt từ các sợi theo các chiều ngang, dọc liền nhau, tương đương như cách dệt vải mặc. Loại vải này có cơ lý lớn hơn 25-600KN/m, độ giảm dài dưới 25%, do đó không bền khi có tác động lực, dễ dàng bị dịch chuyển, khả năng thoát nước không được đánh giá cao.
Tại Việt Nam có hai loại vải dệt chủ yếu là vải dệt kỹ thuật PP và vải dệt có cường lực cao.
Vải địa kỹ thuật không dệt: sử dụng các chất dính, nóng hoặc dùng kim dùi để nối các sợi vải với nhau. Về cơ lý, vải địa kỹ thuật không dệt có lực kéo đứt dưới 30KN/m, độ giảm dài từ 40% trở lên so với kích thước ban đầu. Kích thước các lỗ tương đối đồng đều, khít và có khả năng thoát nước theo chiều dọc, chiều ngang.
Vải địa kỹ thuật không dệt có màu trắng, xám tro, giá thành rẻ, được dùng phổ biến hơn, dễ ứng dụng trong các công trình tại Việt Nam. Hiện nay có hai loại vải không dệt phổ biến là vải địa kỹ thuật không dệt ART và vải địa kỹ thuật TS.
Ứng dụng của vải địa kỹ thuật
Trong giao thông, vải địa kỹ thuật có thể làm tăng độ bền, tính ổn định cho các tuyến đường đi những khu vực có nền đất yếu như đất sét mềm, bùn, than bùn.
Trong thủy lợi, tấm vải địa kỹ thuật dùng che chắn bề mặt vách bờ bằng các ống vải địa kỹ thuật độn cát nhừm giảm nhẹ tác động thủy lực của dòng chảy lên bờ sông.
Trong xây dựng, dùng để gia cố nền đất yếu ở dạng bấc thấm ứng dụng trong nền móng. Trong các công trình đê, kè sử dụng thay cho tầng lọc ngược, giúp hạ thấp tầng nước ngầm để đảm bảo giữ cốt liệu nền khỏi bị trôi theo dòng thấm.
Bảng giá vải địa kỹ thuật mới nhất
Về giá vải địa kỹ thuật, hiện trên thị trường có rất nhiều nơi báo giá vải địa kỹ thuật không dệt, dệt hay phức hợp không quá chênh lệch, vải dệt có giá thấp nhất và vải phức hợp có giá cao nhất. Mức giá vải địa kỹ thuật không dệt có giá dao động từ 7.000 – 20.000 đồng, còn vải phức hợp có thể lên đến 100.000 đồng/m.
STT | Vải địa kỹ thuật | Giá |
1 | Giá vải địa kỹ thuật ART7 (Cường lực 7kN/m; 1000m2/cuộn) | 8.200 |
2 | Vải địa kỹ thuật AR9 (Cường lực 9kN/m; 1000m2/cuộn) | 8.800 |
3 | Vải địa kỹ thuật ART12 (Cường lực 12kN/m; 900m2/cuộn) | 10.000 |
4 | Giá vải địa kỹ thuật ART15 (Cường lực 15kN/m; 700m2/cuộn) | 12.400 |
5 | Vải địa kỹ thuật ART25 (Cường lực 25kN/m; 400m2/cuộn) | 21.000 |
6 | Vải địa kỹ thuật dệt Get 5 (Cường lực 50 / 50kN/m – 1.750 m2/cuộn) | 13.000 |
7 | Giá vải địa kỹ thuật dệt Get 10 (Cường lực 100 / 50kN/m – 1.120 m2/cuộn) | 15.000 |
8 | Vải địa kỹ thuật dệt Get 20 (Cường lực 200 / 50kN/m – 700 m2/cuộn) | 21.000 |
9 | Vải địa kỹ thuật trồng cây màu xám | 15.000 |
10 | Vải địa kỹ thuật TS 65 | 31.000 |
(Bảng giá chỉ có giá trị tham khảo, mức giá còn phụ thuộc đại lý phân phối, địa điểm, số lượng đơn hàng,…
Mua Vải địa kỹ thuật dệt GET 40 ở đâu
Thông tin liên hệ
Trên đây là chia sẻ báo giá vải địa kỹ thuật các loại và thông dụng cập nhất mới nhất hiện nay. Hy vọng với những báo giá này sẽ giúp quý khách hàng có nhu cầu mua vải địa lên được dự toán chi phí chính xác. Nếu quý khách hàng cần đặt mua vải địa kỹ thuật chất lượng đảm bảo, giá tốt nhất hãy liên hệ Bosuafarm Co Ltd để được tư vấn.
Gửi yêu cầu báo giá cho chúng tôi
Quý khách hàng cần thông tin báo giá, tư vấn... theo yêu cầu, vui lòng để lại thông tin mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ lại Quý khách ngay!
Công ty TNHH Bosuafarm
Địa chỉ: tổ 19, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0916706608
Mail: bosuafarm@gmail.com
Quy trình giao dịch
– Tư vấn báo giá -> Ký hợp đồng -> Giao hàng và thi công (nếu có)-> Quyết toán và thanh lý hợp đồng
*CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Vải địa kỹ thuật là gì ?
Vải địa kĩ thuật là loại vải có tính thấm, khi sử dụng lót trong đất nó có khả năng phân cách, lọc, bảo vệ, gia cường và thoát nước. Loại vải này thường được sản xuất từ polypropylene hoặc polyester và được sử dụng nhiều trong các ngành kĩ thuật như thủy lợi, giao thông, môi trường….. Tùy theo hợp chất và cách cấu tạo, mỗi loại vải địa kĩ thuật có những đặc tính cơ lý hóa như sức chịu kéo, độ dãn, độ thấm nước, môi trường thích nghi …..khác nhau.
2. Quá trình sản xuất vải địa kỹ thuật như thế nào?
- Sau khi lớp xơ được xếp lớp, qua công đoạn xuyên kim gồm hàng vạn mũi kim móc nối các xợi sơ lên xuống với nhau.
- Quá trình ép nhiệt xơ được đính chặt, không thay đổi hình dạng kích thước sau khi xuyên kim
- Cuối cùng, kéo giãn và phân cuộn
- Đóng cuộn
3. Chức năng của vải địa kỹ thuật là gì?
- Chức năng phân cách: là chức năng chính của vải địa tạo lớp ngăn cách giữa hai lớp vật liệu đảm bảo vật liệu không bị trộn lẫn kể cả các hạt mịn, hạt có kích thước nhỏ.
- Chức năng tiêu thoát nước: Khác với màng chống thấm hdpe và giấy dầu, cũng tạo lớp phân cách nhưng màng chống thấm HDPE và giấy dầu ngăn không cho nước chảy qua, vải địa không dệt vẫn cho nước chảy qua dưới dạng thoát nước và thẩm thấu.
- Chức năng gia cường, bảo vệ: Chức năng này giúp cho nền đất yếu được tăng cường lực kéo, bảo vệ bề mặt phía trên như màng chống thấm hoặc lớp bọc bên ngoài rọ đá.
4. Vải địa kỹ thuật có bền không?
Vải địa kỹ thuật có độ bền cao, có thể sử dụng được trong nhiều năm. Vải địa kỹ thuật có thể chịu được các tác động của môi trường như nhiệt độ, ánh nắng mặt trời, hóa chất,…
Bài viết liên quan
Tầm quan trọng của bạt lót đổ bê tông trong thi công nhà dân
Nội dung bài viếtVải địa kỹ thuật có tác dụng gì? – Tìm hiểu tác [...]
Th11
Bạt lót sàn đổ bê tông – Giải pháp chống thấm hiệu quả cho nhà thầu xây dựng nhỏ lẻ
Nội dung bài viếtVải địa kỹ thuật có tác dụng gì? – Tìm hiểu tác [...]
Th11
Cách chống rét cho cá cảnh
Nội dung bài viếtVải địa kỹ thuật có tác dụng gì? – Tìm hiểu tác [...]
Th10
Báo giá keo dán bạt nuôi tôm
Nội dung bài viếtVải địa kỹ thuật có tác dụng gì? – Tìm hiểu tác [...]
Th10
Túi chống ngập VODUN Pack dành cho xe ô tô SEDAN và xe ô tô SUV
Nội dung bài viếtVải địa kỹ thuật có tác dụng gì? – Tìm hiểu tác [...]
Th9
1kg nilon bằng bao nhiêu m2?
Nội dung bài viếtVải địa kỹ thuật có tác dụng gì? – Tìm hiểu tác [...]
Th9