Cách phân biệt bạt HDPE và bạt nhựa PVC hay còn gọi là bạt cao su bạt dệt phủ nhựa. Tuy nhiên nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa bạt cao su và bạt HDPE, có người cho rằng đó là một, không phân biệt được loại nào tốt hơn. Do đó để giúp khách hàng phân biệt bạt nhựa HDPE và bạt cao su, chúng tôi xin đưa ra một số so sánh cụ thể ngay sau đây, qua đó giúp bạn lựa chọn kỹ hơn khi mua.
Đọc thêm : Hồ lót bạt giải pháp mới trong nuôi cá
Bạt HDPE và bạt nhựa PVC bạt cao su
So sánh về thành phần của bạt cao su và bạt HDPE
Bạt nhựa HDPE (tên khoa học đầy đủ là Hight density polypropylenne) được sản xuất từ 97.5% nhựa nguyên sinh cùng một số thành phần khác như Cacbon đen, chất kháng tia UV, chất ổn định nhiệt. Có thể nói đây là nhựa Polymer tổng hợp hoặc màng chống thấm.
Còn bạt cao su là bạt được làm từ nhựa PE mật độ cao, có tên khoa học là polyetylen. Đây là dạng nhựa dẻo, không mùi, nhựa PE sẽ được phủ đều 2 mặt của tấm vải dệt để tạo thành bạt chống thấm cao su với độ đàn hồi tốt. Vì thế còn gọi bạt cao su là bạt PE.
So sánh màu sắc bạt cao su và bạt HDPE
Bạt HDPE thiết kế màu đen đặc trưng còn bạt cao su thiết kế kẻ sọc hoặc bạt màu xanh cam, bên trên xanh còn mặt dưới màu càm. Do đó bằng mắt thường bạn cũng có thể dễ dàng phân biệt được 2 loại bạt này.
Các ứng dụng giữa bạt nhựa HDPE và bạt cao su
Bạt cao su chủ yếu được sử dụng để che nắng che mưa. Chúng thường được thiết kế thành các tấm bạt kẻ sọc, kẻ màu xanh hoặc màu cam dễ nhận thấy. Bên cạnh đó bạt PE cũng thường dùng làm bạt phủ xe ô tô, phủ xe máy, phủ hàng hóa trên xe, phủ mái hiên các quán ăn nhà hàng, phủ mái hiên, làm ô che, cắm lều trại…
Trong khi đó thì bạt nhựa HDPE lại chủ yếu được sử dụng với mục đích để chống thấm với màu sắc đặc trưng là màu đen. Nó được ứng dụng trong những lĩnh vực như:
– Dùng lót chống thấm các bể nước ngọt, nước sinh hoạt, hồ chứa nước
– Sử dụng lót ao hồ nuôi tôm, hồ nuôi cá, ba ba, lươn, ếch, cua
– Dùng làm bể cá cảnh, lót bể cá cảnh
– Lót đáy các hố chôn rác thải hoặc phủ các bãi rác ngăn mùi hôi
– Dùng phủ các hầm hố bioga trong các nông trại chăn nuôi
– Dùng để lót các hồ bể chứa nước thải, chứa hóa chất công nghiệp
– Dùng lót các ruộng muối…
Như vậy có thể thấy bạt cao su chủ yếu có tác dụng che chắn còn bạt HDPE là chống thấm hơn, dựa theo đó mà bạn có thể lựa chọn loại bạt theo nhu cầu sử dụng.
So sánh về độ cứng, độ bền của bạt HDPE và bạt cao su
– Về độ cứng: bạt HDPE được đánh giá là có độ cứng cao hơn so với bạt cao su. Lý do là bởi bạt HDPE là bạt nhựa Polymer tổng hợp với nhiều thành phần, còn bạt cao su chỉ chứa thành phần nhựa PE dẻo nên độ cứng kém hơn.
– Độ bền: xét về độ bền thì bạt nhựa HDPE bền hơn bạt cao su, nó chịu được nhiệt độ lên đến 120 độ C, sử dụng thoải mái trong môi trường hóa chất độc hại mạnh mà không sợ hỏng, nó chống được cả tia UV nên là có tuổi thọ cao. Trong khi bạt cao su thì độ bền kém hơn, thậm chí lại rất dễ bị mục khi dùng lâu.
So sánh về khả năng chống thấm của bạt cao su và bạt nhựa HDPE
Như đã chia sẻ phía trên, bạt nhựa HDPE còn gọi là bạt chống thấm HDPE hay màng chống thấm HDPE bởi vì mục đích của nó là giúp chống thấm tốt, ngăn không cho mùi và nước, hóa chất ngấm qua. Còn với bạt cao su thì mục đích của nó chỉ là che chắn nên khả năng chống thấm kém hơn nhiều, dễ bị nước và không khí đi qua nên nó không được dùng để phục vụ công tác chống thấm, đơn thuần chỉ là che chắn.
So sánh khả năng chống nhiệt của bạt HDPE và bạt PE
Bạt nhựa chống thấm HDPE chất lượng cao có khả năng chống nhiệt cực kỳ tốt, ngay cả khi nhiệt độ môi trường lên tới 120 độ C cũng không làm ảnh hưởng tới kết cấu bạt. Đó cũng là lý do giải thích vì sao mà bạt HDPE lại có khả năng chống cháy đặc trưng.
Còn đối với bạt cao su thì khác, nó chịu nhiệt tốt trông môi trường lạnh nhưng độ chịu nhiệt lại kém hơn. Khi nhiệt độ cao sẽ làm bạt nhanh hỏng, nhanh mục và nát, dễ rách và dễ cháy, độ bền cũng kém hơn nhiều.
So sánh giá bán của bạt nhựa HDPE và bạt cao su
Thực tế mục đích sử dụng 2 bạt tương đối khác nhau nên giá bán cũng khác nhau. Tất cả còn tùy thuộc vào độ dày bạt, kích thước bạt, chất lượng và địa chỉ cung cấp.
Thường giá nhựa hdpe có thể rẻ hơn bạt cao su khoảng 20-30% nhưng chất lượng có thể dùng tốt hơn bạt cao su trong một số công trình cần độ dày vừa phải của bạt lót
Tìm hiểu thêm : Bạt lót hồ nuôi tôm cá hiệu quả bằng chất liệu HDPE
Địa chỉ bán bạt lót hồ cá chất lượng, giá rẻ
Công ty TNHH Bosuafarm
♦ Địa chỉ: tổ 19, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
♦ Hotline: 0916706608
♦ Mail: bosuafarm@gmail.com
Kết luận
Hy vọng Cách phân biệt bạt HDPE và bạt nhựa PVC bạt cao su sẽ giúp các bác có thêm lựa chọn trong việc xây dựng cho mình một hồ cá đẹp. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào hãy gửi thông tin cho chúng tôi, mọi yêu cầu sẽ được giải đáp thỏa đáng. Cảm ơn bạn đã xem bài đăng và chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả!
Bài viết liên quan
Tầm quan trọng của bạt lót đổ bê tông trong thi công nhà dân
Nội dung bài viếtSo sánh về thành phần của bạt cao su và bạt HDPE So [...]
Th11
Bạt lót sàn đổ bê tông – Giải pháp chống thấm hiệu quả cho nhà thầu xây dựng nhỏ lẻ
Nội dung bài viếtSo sánh về thành phần của bạt cao su và bạt HDPE So [...]
Th11
Cách chống rét cho cá cảnh
Nội dung bài viếtSo sánh về thành phần của bạt cao su và bạt HDPE So [...]
Th10
Báo giá keo dán bạt nuôi tôm
Nội dung bài viếtSo sánh về thành phần của bạt cao su và bạt HDPE So [...]
Th10
Túi chống ngập VODUN Pack dành cho xe ô tô SEDAN và xe ô tô SUV
Nội dung bài viếtSo sánh về thành phần của bạt cao su và bạt HDPE So [...]
Th9
1kg nilon bằng bao nhiêu m2?
Nội dung bài viếtSo sánh về thành phần của bạt cao su và bạt HDPE So [...]
Th9