Vải địa trồng cây cho vườn trên mái
Có hai loại vải địa chính được sử dụng cho vườn trên mái:
- Vải địa dệt: Vải địa dệt được làm từ các sợi polypropylene hoặc polyester được dệt thành một tấm vải. Vải địa dệt có độ bền cao và khả năng thoát nước tốt.
- Vải địa không dệt: Vải địa không dệt được làm từ các sợi polypropylene hoặc polyester được liên kết với nhau bằng phương pháp nhiệt hoặc hóa chất. Vải địa không dệt có độ bền thấp hơn vải địa dệt nhưng có khả năng giữ ẩm tốt hơn.
Loại vải địa phù hợp cho vườn trên mái phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Loại cây trồng: Một số loại cây trồng cần nhiều nước hơn các loại cây khác.
- Khí hậu: Vùng có khí hậu nóng và khô cần loại vải địa có khả năng giữ ẩm tốt hơn.
- Độ dốc của mái: Mái dốc cần loại vải địa có khả năng thoát nước tốt hơn.
Khi chọn mua vải địa cho vườn trên mái, cần lưu ý những điều sau:
- Chất liệu: Nên chọn loại vải địa được làm từ các chất liệu bền và có khả năng thoát nước tốt.
- Độ dày: Nên chọn loại vải địa có độ dày phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Khổ vải: Nên chọn loại vải địa có khổ vải phù hợp với diện tích vườn trên mái.
Vải địa trồng cây là một vật liệu quan trọng cho vườn trên mái. Sử dụng vải địa giúp cây trồng trên mái phát triển tốt hơn và tiết kiệm thời gian và công sức chăm sóc cây trồng.
Lót vải địa chuẩn bị trồng cây
Sau khi lót vải địa có thể đổ đất trồng cây trực tiếp
Báo giá Vải địa trồng cây tại Nhựa Miền Bắc
Stt | Tên | Giá bán |
1 |
Giá vải địa trồng cây BSF1Định lượng 100 gam/m2; Lực kéo đứt 6 – 7 kN/m; Dày 1mm; Màu trắng |
15.000 |
2 | đang cập nhật |
1- Vải địa kỹ thuật trồng cây là gì?
Vải địa kỹ thuật được nhiều người biết đến với tên tiếng Anh là geotextile, bên cạnh đó nó còn được gọi bằng cái tên Geotextile fabric hay là Engineer fabric. Vải địa kỹ thuật giúp đắp đê, xây dựng công trình tiết kiệm chi phí và đỡ công sức hơn.
Loại vải này được nhiều công trình lựa chọn đến thế là do nó được giúp gia cố vững chắc cho nền móng của các công trình xây dựng và tính ứng dụng của loại vải này cao.
Vải địa kỹ thuật một loại vật liệu chuyên dùng trong sản xuất đường xá, đê điều. Đây được xem là một loại vải đặc biệt, là trợ thủ đắc lực trong các công trình.
Trên thực tế, khi sử dụng loại vải này người ta sẽ phải tính toán kỹ lưỡng về chất lượng của đất, các dòng chảy của nước,…Sự tính toán kỹ lưỡng này sẽ giúp giảm thiểu được rủi ro, nâng cao độ bền và chất lượng của công trình.
Vải địa kỹ thuật trong xây dựng
Nguồn gốc và lịch sử vải địa kỹ thuật
Theo như tài liệu ghi lại, vải địa kỹ thuật đã được sử dụng từ những năm 50 của thế kỷ 20. Thế nhưng, từ khi vải địa kỹ thuật được sử dụng tại Florida vào những năm 1958 thì dòng vải này mới được người ta ghi chép kỹ càng hơn.
Ngày đó, vải địa kỹ thuật chỉ được sử dụng như một tấm lọc để nước thoát ra ngoài và cản được sỏi, đá ở phía trên. Đến những năm 1968, một công ty sản xuất các nguyên vật liệu tại Pháp đã sản xuất ra vải địa kỹ thuật bằng kỹ thuật mới.
Việc sản xuất ra nguyên vật liệu này nhằm mục đích xây dựng một chiếc đập mới ở Pháp vào năm 1970. Từ đây, vải địa kỹ thuật đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Vải địa kỹ thuật Việt Nam
Ở Việt Nam, vải địa kỹ thuật đã được du nhập từ những năm 90 của thế kỷ 20. Loại vải này được nhập khẩu mạnh nhất vào năm 2003 cho đến thời điểm hiện tại nó vẫn đang được sử dụng rất nhiều. Đến năm 2005, nước ta đã có thể tự sản xuất ra vải địa kỹ thuật mà không còn phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu.
2- Ứng dụng của Vải địa trồng cây
Đi cùng với sự phát triển của công nghệ, vải địa kỹ thuật được sản xuất theo quy trình công nghệ tiên tiến. Vì vậy mà ứng dụng của nó không dừng lại ở việc làm vải lọc, chống xói mòn đất. Các sản phẩm vải địa kỹ thuật hiện nay có cường lực chịu kéo và sức đàn hồi cao, nên được đưa vào ứng dụng trong các công trình xây dựng, đặc biệt là ở những khu vực có địa chất đặc biệt.
Tính ứng dụng của vải địa khá cao. Cụ thể như sau:
Gia cố nền đường đắp
Vải địa kỹ thuật dệt được dùng để tăng tính ổn định cho đường đắp cao trên nền đất yếu, kháng cắt thấp, với tính năng cường lực chịu kéo và ứng suất cao, ngăn chặn và triệt tiêu các sụt trượt tiềm năng của phần đắp cao.
Khôi phục nền đất yếu
Vải địa kỹ thuật dệt được sử dụng như một biện pháp tiết kiệm và hiệu quả để phục hồi các ô hay khu vực đất rất yếu như đầm phá, ao bùn, với tính năng gia cường.
Liên kết các cọc
Vải địa kỹ thuật dệt được sử dụng trải trực tiếp trên đầu các cọc gia cố ổn định cho nền đất yếu (đường đắp cao, nhà xưởng, bồn bể trên nền đất yếu) đóng vai trò như tấm nhịp bắc cầu giữa các cọc giúp dàn đều tải trọng.
Đệm nền có nhiều lỗ hổng
Vải địa kỹ thuật dệt được sử dụng phủ nền có nhiều lỗ trống, phần nền đá vôi, phần nền có nhiều vật liệu khối lổn nhổn… nhằm bảo vệ các lớp lót như màng chống thấm (ô chôn lấp rác, hồ chứa trên núi đá đồi, vùng mỏ, v.v)
Chống xói mòn – lọc và tiêu thoát
Áp dụng trong các công trình như đê, đập, kênh mương thủy lợi, kè sông, biển vải địa kỹ thuật dệt nhằm giải quyết hai vấn đề: lọc tiêu thoát giúp giảm bớt áp lưc thủy động từ bên trong bờ mái dốc; và triệt tiêu bớt các năng lượng gây xói mòn như sóng, gió, mưa,..
3- Tiêu chuẩn của Vải địa trồng cây
Tiêu chuẩn quốc gia tcvn 9844:2013 vải địa kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22 TCN 248-98 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu.
TCVN 9844 : 2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
3.1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tính toán thiết kế, công nghệ thi công, kiểm tra và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đường đắp trên đất yếu với các chức năng chính của vải địa kỹ thuật như sau:
– Lớp phân cách dưới nền đắp;
– Lớp lọc thoát nước;
– Cốt gia cường tăng ổn định chống trượt.
3. 2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8220, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định độ dày danh định;
TCVN 8221, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích;
TCVN 8222, Vải địa kỹ thuật – Quy định chung về lấy mẫu và xử lý thống kê;
TCVN 8871-1, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật;
TCVN 8871-2, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xé rách hình thang;
TCVN 8871-3, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xuyên thủng CBR;
TCVN 8871-4, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kháng xuyên thủng thanh;
TCVN 8871-5, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định áp lực kháng bục;
TCVN 8871-6, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô;
ASTM D 4355, Standard Test Method for Deterioration of Geotextiles by Exposureto Light, Moisture and Heat in Xenon Arc Type Apparatus (Phương pháp thử nghiệm độ hư hỏng của vải địa kỹ thuật dưới tác động của ánh sáng, độ ẩm và hơi nóng trong thiết bị Xenon Arc);
ASTM D 4491, Standard Test Method for Water Permeability of Geotextile by Permittivity (Phương pháp thử xác định khả năng thấm đứng của vải địa kỹ thuật bằng thiết bị Permittivity);
ASTM D 4595, Standard Test Method for Tensile Properties of Geotextiles by the Wide-Width Strip Method (Phương pháp thử xác định độ bền kéo của vải địa kỹ thuật theo bề rộng của mảnh vải);
ASTM D 4716, Standard Test Method for Determining (in-plane) Flow Rate per Unite Width and Hydralic Transmissivity of Geosynthetic Using a Constant Head (Phương pháp thử xác định tỷ lệ chảy trên đơn vị diện tích và độ thấm thủy lực của vật liệu địa kỹ thuật tổng hợp sử dụng cột nước không đổi);
ASTM D4884, Standard Test Method for Strength of Sewn of Bonded Seams of Geotextiles (Phương pháp thử xác định cường độ đường may của vải Địa kỹ thuật).
4- Các loại vải địa kỹ thuật trồng cây
Dựa trên sự khác nhau về sợ vải và tính năng, vải địa kỹ thuật được chia làm 3 loại chính, mỗi loại sẽ được ứng dụng trong những công trình xây dựng đòi hỏi về kết cấu khác nhau. Ba yếu tố được quan tâm hàng đầu khi lựa chọn loại vải địa là cường độ chịu kéo, độ giãn dài và khả năng thoát nước.
Sự đa dạng về chủng loại và đơn vị sản xuất thường gây ra những khó khăn nhất định cho nhà thầu, đơn vị xây dựng khi phải lựa chọn. Tuy nhiên nó cũng giúp các nhà thầu tối ưu hơn về chi phí nhờ sự cạnh tranh giá giữa vải địa trong nước và nhập khẩu.
4.1. Vải địa kỹ thuật dệt
Có kiểu dáng giống như vải may, vải địa kỹ thuật dệt được tạo thành từ các sợi dệt ngang dọc. Vải dệt thông thường được ứng dụng làm cốt gia cường cho các công tác xử lý nền đất khi có yêu cầu.
Đặc điểm
Cường độ chịu kéo cao (từ vài chục đến vài trăm kN/m).
Độ giãn dài thấp (<25%).
Kích thước ổn định và có khả năng tiêu thoát nước.
Ứng dụng
Gia cố nền đường đắp
Khôi phục nền đất yếu
Liên kết các cọc
Đệm nền có nhiều lỗ hổng
Chống xói mòn – lọc và tiêu thoát
4.2. Vải địa kỹ thuật không dệt
Nhóm không dệt gồm những sợi ngắn và sợi dài liên tục, không theo một hướng nhất định nào, được liên kết với nhau bằng phương pháp hóa (dùng chất dính), hoặc nhiệt (dùng sức nóng) hoặc cơ (dùng kim dùi).
Đặc điểm
Chức năng phân cách
Chức năng gia cường, gia cố mái dốc
Chức năng bảo vệ
Chức năng lọc
Chức năng tiêu thoát nước
Ứng dụng
Lọc tiêu thoát giúp giảm bớt áp lực thuỷ động từ bên trong bờ, mái dốc;
Triệt tiêu bớt các năng lượng gây xói mòn như sóng, gió, mưa…
Khôi phục nền đất yếu.
Phân cách ổn định nền đường.
4.3.Vải địa kỹ thuật gia cường (phức hợp)
Nhóm vải phức hợp là loại vải kết hợp giữa vải dệt và không dệt. Nhà sản xuất may những bó sợi chịu lực (dệt) lên trên nền vải không dệt để tạo ra một sản phẩm có đủ các chức năng của vải dệt và không dệt. Thương hiệu vải địa gia cường được ưa chuộng nhất hiện nay là vải địa GET, DJL.
Đặc điểm
Cường độ chịu kéo cao từ 100-1000kN/m
Hệ số dão thấp, 1.45 sau 120 năm
Biến dạng nhỏ, 12% ở tải trọng tối đa.
Thoát nước nhanh
5- Thông số kỹ thuật chi tiết của Vải địa trồng cây không dệt
Dưới đây là Thông số vải địa kỹ thuật ART đầy đủ và chi tiết nhất
ART sản xuất đa dạng các loại vải địa kỹ thuật với các thông số cụ thể khác nhau. Sự đa dạng này sẽ giúp đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu sử dụng của các công trình. Vì vậy để có lựa chọn hiệu quả và phù hợp nhất bạn cần nắm được chi tiết thông số của từng loại vải địa như sau:
Vải địa kỹ thuật ART 7Cường độ chịu kéo: 7 kN/m. |
Vải địa kỹ thuật ART 15Cường độ chịu kéo: 15 kN/m. |
Vải địa kỹ thuật ART 11Cường độ chịu kéo: 11 kN/m. |
Vải địa kỹ thuật ART 20Cường độ chịu kéo: 20 kN/m. |
Vải địa kỹ thuật ART 14Cường độ chịu kéo: 14 kN/m. |
Vải địa kỹ thuật ART 22Cường độ chịu kéo: 22 kN/m. |
Vải địa kỹ thuật ART 25Cường độ chịu kéo: 25 kN/m. |
Vải địa kỹ thuật ART 28Cường độ chịu kéo: 28 kN/m. |
Các thông số vải địa kỹ thuật đều sẽ được quy định đầy đủ và chi tiết trên sản phẩm
6- Thông số kỹ thuật chi tiết của Vải địa trồng cây
Dưới đây là Thông số vải địa kỹ thuật dệt GET đầy đủ và chi tiết nhất
7- Báo giá Vải địa trồng cây
Vải địa trồng cây là một trong các ứng dụng tuyệt vời mà vải địa có được nhờ đặc tính tiêu thoát, thẩm thấu và ngăn cách nên có thể kết hợp với vỉ thoát nước để tạo thành lớp vật liệu có khả năng giữ đất, thoát nước. Vải địa kỹ thuật trồng cây có nhiều loại nhưng sản phẩm dùng để lót phủ khi trồng cây thì thường sử dụng một số loại cơ bản sau đây.
Báo giá Vải địa trồng cây
Stt | Tên | Giá bán |
1 |
Vải địa trồng cây màu trắng BSF1Định lượng 100 gam/m2; Lực kéo đứt 6 – 7 kN/m; Dày 1mm; Màu trắng |
15.000 |
2 |
Vải địa trồng cây màu trắng BSF2Định lượng 125gam/m2; Lực kéo 9kN/m; Dày 1 mm; Màu trắng |
18.000 |
3 |
Giá Vải địa trồng cây màu trắng BSF3Định lượng 165gam/m2; Lực kéo đứt 12kN/m; Dày 1,2 mm; Màu trắng |
20.000 |
4 |
Giá vải địa trồng cây màu xám
|
15.000 |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.